Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, không phải mọi chủ thể đều có thể dễ dàng thực hiện hoạt động kinh doanh này, mà phải tuân thủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

dieu kien kinh doanh xuat khau gao

Xuất khẩu gạo có cần xin giấy phép không? Điều kiện đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của pháp luật.

Mục Lục bài viết:
1. Xuất khẩu gạo có cần xin phép không?
2. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

1. Xuất khẩu gạo có cần xin phép không?

- Xuất khẩu là việc "bán" hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vì vậy, hầu hết các hoạt động xuất khẩu đều phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều này đã được xác định ngay từ Nghị định 109/2010/NĐ-CP. Cho đến khi Nghị định 107/2018/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 109, thì quy định về điều kiện và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn còn tồn tại.

→ Vì vậy, xét dưới góc độ pháp lý và thực tiễn, xuất khẩu gạo cần phải xin phép.

- Tuy nhiên, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dưỡng sinh được quy định tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP thì không cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, tức là không cần xin phép, nhưng vẫn phải đảm bảo một số giấy tờ và phải thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu.

2. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tại Điều 4, Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

- Điều kiện về chủ thể:

+ Người kinh doanh xuất khẩu gạo là "thương nhân"- bao gồm:

(1) Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, không tính đến tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập theo quy định của pháp luật và;

(2) Cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Mặc dù có quy định cá nhân, nhưng cho đến nay, tại Việt Nam chỉ có thương nhân là tổ chức kinh tế.

- Điều kiện về cơ sở vật chất:

+ Có tối thiểu một kho chỉ để chứa thóc, gạo, phù hợp tiêu chuẩn, quy thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

dieu kien kinh doanh xuat khau gao 2

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất

+ Có tối thiểu một cơ sở xay, xát, chế biến thóc thuộc sở hữu của mình hoặc thuê của tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng bằng văn bản có thời hạn thuê tối thiểu 05 năm, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Lưu ý: Thương nhân đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo thì không được cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để một thương nhân khác sử dụng cho việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Điều kiện về cơ sở vật chất cũng là bắt buộc được xác định đối với điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là hình thức pháp lý thể hiện sự công nhận của nhà nước đối với thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Bộ Công Thương.

- Thành phần hồ sơ đề nghị:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Giấy tờ chứng minh mình quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến hoặc hợp đồng thuê trong trường hợp thuê kho, cơ sở.

Yêu cầu: Giấy tờ trong hồ sơ là Bản sao có xác nhận, có đóng dấu sao y bản chính.

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1: Nộp một bộ hồ sơ đến Bộ Công Thương.

Hình thức: Trực tiếp/trực tuyến/qua đường bưu điện.

+ Bước 2: Bộ Công Thương tiếp nhận, xem xét hồ sơ, đánh giá hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận: 05 năm.

- Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận mà không phải nộp lệ phí.

Xuất khẩu gạo là một hoàn động điển hình của kinh doanh hàng hóa, bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ là xu hướng phát triển mới, độc giả quan tâm có thể xem tại: Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được Blog trên trang Codon.vn nêu trên hi vọng sẽ mở ra một con đường pháp lý thông thoáng hơn cho các tổ chức kinh tế có điều kiện, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bài liên quan