Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được hiểu là khoảng thời gian mà tác giả có thể thu được những quyền và lợi ích hợp pháp từ việc khai thác, sử dụng tác phẩm một cách hợp pháp. Theo đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

tu_khoa_khong-dau

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả chấm dứt vào thời điểm nào? Chi tiết về thời gian bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật

Mục Lục bài viết:
1. Quyền tác giả phát sinh từ khi nào?
2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu.
2.1. Bảo hộ vô thời hạn.
2.2. Bảo hộ có thời hạn.
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Ai là chủ sở hữu tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ?
Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ nhưng tác giả chết thì tác phẩm thuộc về ai?

1. Quyền tác giả phát sinh từ khi nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về thời điểm phát sinh quyền tác giả như sau:

- Quyền tác giả được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới 01 hình thức nhất định (không phân biệt về nội dung, hình thức, chất lượng, đã công bố/chưa công bố, đã đăng ký/chưa đăng ký).

- Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, quyền tác giả chỉ áp dụng đối với những tác phẩm được pháp luật quy định bao gồm những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và những tác phẩm phái sinh.

Để nắm được rõ hơn về bảo hộ quyền tác giả, mời bạn đọc xem bài viết quyền tác giả là gì

2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và được hướng dẫn bởi Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả phụ thuộc vào quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu và được chia thành: bảo hộ có thời hạn và bảo hộ không thời hạn.

thoi han bao ho quyen tac gia la bao lau 2

Quyền tác giả có thời hạn bao lâu? Tìm hiểu quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

2.1. Bảo hộ vô thời hạn.

Bảo hộ quyền tác giả vô thời hạn được áp dụng đối với quyền nhân thân, gồm có:

(1) Quyền đặt tên cho tác phẩm.

(2) Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

(3) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Như vậy, ngoại trừ quyền công bố tác phẩm thì các quyền nhân thân sẽ được pháp luật bảo hộ vô thời hạn.

Về những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đã được Codon.vn đề cập tại bài viết các loại tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả, mời bạn đọc cùng xem thêm để biết được những thông tin bổ ích.

2.2. Bảo hộ có thời hạn.

Đối với quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản: việc bảo hộ là có thời hạn và tùy vào từng loại tác phẩm thì sẽ có những thời hạn bảo hộ được quy định như sau:

- Tác phẩm di cảo (là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết): 50 năm tính từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong đó:

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình: 100 năm, tính từ khi tác phẩm được định hình.

+ Tác phẩm khuyết danh: suốt đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (tính từ thời điểm các thông tin của tác giả được xuất hiện).

- Các tác phẩm còn lại: suốt đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả được chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được chấm dứt kể từ thời điểm: 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

3. Câu hỏi liên quan?

3.1. Ai là chủ sở hữu tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ?

Sau khi hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật, tác phẩm đó sẽ thuộc về công chúng.

=> Do đó, các tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng các tác phẩm này tuy nhiên việc sử dụng phải tuân theo những quy định của pháp luật và phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả (quyền đặt tên, quyền đứng tên thật/bút danh trên tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm, quyền công bố tác phẩm).

(Căn cứ theo Điều 43 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

3.2. Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ nhưng tác giả chết thì tác phẩm thuộc về ai?

Tại Khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định:

- Trường hợp tác giả chết, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ và tác giả không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc người thừa kế không được nhận quyền hưởng di sản: Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó là Nhà nước

- Trường hợp tác giả chết, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ và tác giả có người thừa kế hoặc người thừa kế không từ chối nhận di sản: Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó là người được thừa kế.

Qua chia sẻ của Blog Codon.vn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi: "Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu". Theo đó, việc quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như vậy nhằm đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp về quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Bạn đọc có thể xem thêm thủ tục đăng ký quyền tác giả để hiểu rõ hơn về cách thức bảo hộ.

Bài liên quan