Đua xe trái phép là hành vi đua xe tự phát ở các địa điểm, trên các phương tiện không đảm bảo điều kiện gây nguy hiểm đến người đua xe và người tham gia giao thông khác. Chính vì điều đó, pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về mức phạt đua xe trái phép và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.
Đua xe trái phép là vi phạm gì? Đua xe trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Mức xử phạt đối với hành vi đua xe đạp được quy định tại Khoản 1, Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 01 triệu - 02 triệu đồng.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện.
Lưu ý:
- Mức xử phạt này áp dụng đối với cả đua xe đạp máy, xe xích lô, xe súc vật kéo, cưỡi súc vật.
- Không tịch thu phương tiện là súc vật kéo, súc vật cưỡi.
Xe máy ở đây được gọi chung để chỉ về các loại xe: Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện.
Theo Nghị định 123/2021/NĐ, Điều 2, Khoản 19, Điểm a, mức xử phạt đối với người đua xe máy trái phép là:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 10 triệu - 15 triệu đồng (Trước đây là 07 triệu - 08 triệu đồng).
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng GPLX 03 - 05 tháng, Tịch thu phương tiện.
Đua xe trái phép có bị tịch thu xe không? Lỗi đua xe trái phép phạt bao nhiêu 2022
Tình trạng đua xe máy thường diễn ra ở các đô thị với các đối tượng thường là người chưa thành niên, vì vậy, ngoài mức phạt đua xe trái phép, người đua xe có thể phải chịu thêm mức phạt về hành vi điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi. Chi tiết về vấn đề này, bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu của Codon.vn.
Trước ngày 1/1/2022, mức phạt đối với người đua xe ô tô trái phép theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP là 8.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt này đã tăng cao hơn rất nhiều kể từ năm 2022, theo đó, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, Điều 2, Khoản 19, Điểm b quy định mức xử phạt như sau:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 20 triệu - 25 triệu.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng GPLX 03 - 05 tháng, Tịch thu phương tiện.
- Đua xe trái phép nếu đủ yếu tố cấu thành tội pháp thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội đua xe trái phép" được quy định tại Điều 266 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
- Việc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép sau đó tiếp tục vi phạm là yếu tố để cấu thành tội phạm.
+ Khung hình phạt cơ bản cơ bản: Phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
- Đua xe trái phép dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người đua xe có thể bị phạt tù lên đến 20 năm theo quy định tại Khoản 4 Điều 266 BLHS. (Các thông tin tổng quan về hình phạt, nội dung và các yếu tố cấu thành tội hình sự đã được wikipedia.org chia sẽ, bạn đọc có thể click về link bài viết này
Lưu ý:
- Mức hình phạt áp dụng đối với người đua xe gây ra hậu quả, không phân biệt loại phương tiện điều khiển.
- Hậu quả hoặc đã bị xử lý vi phạm là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm.
Tổ chức đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu? Quy định về mức xử phạt đối với người đua xe trái phép
- Tổ chức đua xe trái phép là hành vi chuẩn bị điều kiện vật chất, tinh thần, địa điểm, phương tiện, giải thưởng,...để các cá nhân khác tham gia đua xe trái phép.
→ Nếu hiểu dưới góc độ này, tổ chức đua xe trái phép sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội tổ chức đua xe trái phép" tại Điều 265 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
+ Tùy vào khung hình phạt, người phạm tội có thể bị áp dụng các mức phạt tiền khác nhau. Đối với khung hình phạt cơ bản, mức phạt tiền là từ 30 triệu - 100 triệu đồng.
+ Nếu phạt tiền không phải là hình phạt chính, thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu đồng.
+ Người tổ chức đua xe gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị áp dụng hình phạt tù chung thân theo quy định tại Khoản 4, Điều 265 BLHS.
Lưu ý:
- Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm, chỉ cần thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép thì sẽ bị truy cứu TNHS.
- Tội tổ chức đua xe trái phép chỉ áp dụng đối với người tổ chức trái phép đua xe ô tô, xe máy, các loại xe có gắn động cơ, không áp dụng đối với xe đạp, xe súc vật kéo, cưỡi súc vật.
Hành vi tụ tập để xem, cổ vũ đua xe có bị xử phạt vi phạm hành chính. Điều này được chứng minh thông qua mức xử phạt được quy định tại Điều 34, Khoản 1, Điểm a, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt tiền từ 01 triệu - 02 triệu đồng.
Toàn bộ thông tin về mức phạt lỗi cổ vũ đua xe theo Nghị định 100 đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể bấm xem thêm nội dung bài cổ vũ đua xe trái phép phạt bao nhiêu để tìm hiểu thêm.
Quy định về mức phạt đua xe trái phép 2022 cho các phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô đã được Blog Codon.vn tổng hợp và thông tin đến bạn đọc. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường, chủ phương tiện cần hiểu rõ quy định pháp luật về lỗi tổ chức, tham gia đua xe trái quy định để răn đe bản thân, bạn bè, tránh bị khi vi phạm.