Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy, cần bao nhiêu vốn?

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy, cần bao nhiêu vốn?

Xe máy là phương tiện di chuyển chính ở Việt Nam. Mọi người thích đi xe máy vì nó tiện dụng, tiết kiệm, có thể nhanh chóng vượt qua những đoạn tắc đường ở thành phố.

Nếu đam mê xe máy nhưng chưa đủ vốn để mở cửa hàng bán xe máy, bạn có thể bắt đầu bằng cách kinh doanh phụ tùng xe máy. Việc kinh doanh sẽ cho phép bạn gia nhập thị trường mua bán xe máy, xe mô tô, gia tăng nguồn vốn và gặp gỡ, học hỏi từ những người có cùng đam mê với mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy tốt nhất mà bạn có thể khám phá và áp dụng và kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh của mình.

Kinh nghiem kinh doanh phu tung xe may

Ý tưởng kinh doanh phụ tùng xe máy, kinh nghiệm buôn bán phụ tùng xe máy thành công

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy đắt khách

1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh phụ tùng xe máy

Cũng như rất nhiều ngành nghề khác, khi kinh doanh phụ tùng xe máy, điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu đó là phụ tùng dành cho các loại xe thông dụng, thì khách hàng của bạn có thể là bất cứ ai, từ người dân lao động phổ thông, đến nhân viên văn phòng, .... Khi đó, bạn cần phải xem xem khu vực bạn định mở cửa hàng đã có ai kinh doanh mặt hàng này hay chưa, nếu có thì có ăn khách hay không, và họ đang kinh doanh theo mô hình như thế nào, ....

Nếu như bạn hướng tới các dòng xe phân khối lớn, thì yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc phụ tùng và đối tượng khách hàng cũng sẽ khác. Phụ tùng cho các loại xe này cũng khó tìm hơn và giá cả cao hơn. Đồng thời, đối tượng sử dụng dòng xe phân khối lớn cũng khá đặc biệt; các tay chơi xe thường sẽ giới thiệu cho nhau các cửa hàng phụ tùng uy tín. Vậy nên, nếu mới chỉ có vốn mà chưa có quan hệ rộng rãi hoặc ngược lại, thì bạn nên hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với một người bạn khác để tận dụng thế mạnh của cả hai bên. (Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, các bước cần thực hiện để nghiên cứu thị trường, bạn đọc có thể tìm hiểu trên Wikipedia)

Kinh nghiem ban hang phu tung xe may

Kinh nghiệm bán phụ tùng xe máy, nghiên cứu thị trường kinh doanh

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh phụ tùng xe máy của mình, bạn cần tập trung phân tích các đối thủ cạnh tranh tại địa phương và trên các kênh kinh doanh online như Facebook, Shoppe, Zalo, thitruongsi,... Hãy dành thời gian ghé thăm các cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy thành công và phân tích chủng loại hàng hóa, giá cả, số lượng hàng tồn kho và đối tượng khách hàng, cách kinh doanh, bán hàng của họ. Thu thập dữ liệu, phân tích điểm mạnh/điểm yếu từ đối thủ cạnh tranh chính là các kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy hữu ích cho bạn. Với những kinh nghiệm kinh doanh có được, bạn có thể xây dựng được tập giá trị cốt lõi cho sản phẩm, dịch vụ và tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình.

3. Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?

Thông thường, tổng chi phí cần để mở một cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy dao động từ 150 triệu - vài tỷ tùy theo quy mô. Cụ thể như sau:

* Chi phí thuê mặt bằng

Ở các thành phố lớn, chi phí thuê mặt bằng là một vấn đề không hề nhỏ, chưa tính đến việc chủ nhà sẽ yêu cầu bạn phải đóng tiền cọc 3 - 6 tháng đầu tiên. Chi phí thuê mặt bằng trung bình khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng, và nếu như phải đóng tiền nhà 3 tháng đầu tiên, thì bạn sẽ mất đến 30 triệu đồng. Nếu chọn địa điểm ở trong các ngõ ngách thì chi phí sẽ rẻ hơn, chỉ từ 5 - 7 triệu. Trong trường hợp chỉ muốn kinh doanh phụ tiền xe máy online, bạn có thể tận dụng một phần nhà ở để kinh doanh.

kinh nghiem buon ban phu tung xe may

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy: Tìm hiểu phí thuê mặt bằng kinh doanh

* Chi phí cải tạo mặt bằng, trang trí cửa hàng

Nếu muốn bán được hàng thì bạn phải tạo một không gian thật chuyên nghiệp. Hãy lên kế hoạch mua sắm tủ, kệ, thiết bị trưng bày sản phẩm trong cửa hàng. Hàng hóa nên được trưng bày gọn gàng, ngăn nắp trên các kệ để có thể tạo ấn tượng và niềm tin đối với khách hàng. Bạn không nên tiết kiệm tiền cho việc trang trí, bởi nó cũng sẽ không nhiều hơn 10 triệu đồng.

* Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng là khoản tiền lớn nhất mà bạn phải chi trả khi mới bắt đầu kinh doanh. Nguồn hàng phụ tùng xe máy của bạn sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là sản phẩm mục tiêu của bạn và quy mô của cửa hàng. Như đã nói ở trên, mỗi dòng xe lại sử dụng những loại phụ tùng khác nhau, vậy nên để tránh ế ẩm, bạn phải xác định xem mình sẽ tập trung vào dòng xe nào, và tuyệt đối không được nhập hàng theo cảm tính.

Kinh nghiệm bán hàng phụ tùng xe máy cho thấy, quy mô cửa hàng càng lớn thì số vốn để nhập hàng lại càng nhiều. Chi phí nhập phụ kiện ban đầu cho các cửa hàng nhỏ dự kiến vào khoảng 70 triệu đồng và có thể tăng lên gấp đôi đối với những cửa hàng có quy mô lớn hơn. Và, nếu như bạn kinh doanh phụ kiện xe phân khối lớn, thì số tiền 70 triệu cũng sẽ chưa đủ để nhập hàng.

kinh nghiem mo cua hang ban phu tung xe may, kinh doanh phu tung xe may can bao nhieu von

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán phụ tùng xe máy: Xác định nguồn vốn nhập hàng

* Thuê nhân viên

Một trong những kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy hiệu quả là bạn phải kết hợp với lắp đặt và sửa chữa, dẫn đến việc bạn phải thuê thêm nhân viên. Bạn sẽ phải chi trả mức trung bình khoảng 6 - 7 triệu đồng/thợ/tháng; quy mô cửa hàng càng lớn thì số lượng thợ sửa chữa lại càng đông.

Nếu đang sở hữu 1 tỷ tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư kinh doanh nhưng lại không am hiểu nhiều về động cơ, phụ tùng xe máy, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều ý tưởng kinh doanh hấp dẫn ở bài viết có 1 tỷ nên kinh doanh gì mà Codon.vn chia sẻ trước đây.

4. Tìm nhà cung cấp phụ tùng xe máy

Sau khi đã chuẩn bị đủ số tiền vốn như trên, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là tìm cách nhập phụ tùng xe máy. Vậy nhập phụ tùng xe máy ở đâu đảm bảo chất lượng? Về cơ bản thì bạn có thể nhập hàng theo những cách sau:

- Nhập hàng từ công ty cung cấp phụ tùng xe máy: Nếu bạn nhập hàng từ chính công ty sản xuất thì sẽ được hỗ trợ về giá và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, một điểm trừ là bạn sẽ phải nhập số lượng lớn hàng hóa hoặc là nhập nhỏ lẻ nhưng với mức giá cao hơn.

- Nhập từ đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy: Đại lý cấp cao hơn dù không được quy mô như các công ty sản xuất, nhưng bạn có thể lấy số lượng bao nhiêu tùy thích, dựa theo quy mô cửa hàng và số vốn mà bạn có. Tuy nhiên, giá nhập hàng từ những đại lý này chắc chắn sẽ cao hơn giá của các công ty sản xuất.

- Hàng ngoại nhập: Phụ tùng xe máy như lốp xe, dầu nhớt, .... chủ yếu được nhập từ các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, ... Nhờ có mức giá cả hợp lý và giao thương giữa các nước cũng khá thuận lợi nên cách này được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn nhất.

kinh nghiem ban phu tung xe may, nhap phu tung xe may o dau

Nhập phụ tùng xe máy ở đâu? Cách nhập phụ tùng xe máy giá tốt

5. Lên kế hoạch tiếp thị phụ tùng xe máy

Để bắt đầu ý tưởng buôn bán phụ kiện xe máy, bạn nên sử dụng các kênh tiếp thị online + offline. Hãy bắt đầu thâm nhập thị trường bằng việc thành lập 1 website, đăng ký tài khoản Google My Business, Facebook, Zalo, Shoppe, Lazada,..., để quảng bá, tiếp cận khách hàng mục tiêu. (Nếu lựa chọn Facebook là kênh bán hàng chiến lược nhưng chưa biết loại hình quảng cáo Facebook nào phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình, bạn có thể tìm câu trả lời ở bài viết chia sẻ các hình thức quảng cáo Facebook phổ biến của Codon.vn).

Để tiếp cận khách hàng trong khu vực sinh sống, bạn nên tham gia vào các hội chợ, triển lãm xe máy tại địa phương và các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham gia vào các hội, nhóm đam mê xe, mở các lớp dạy sửa chữa xe máy để quảng bá và tăng cường độ phổ biến cho thương hiệu, sản phẩm kinh doanh của mình.

Trên đây, Codon.vn đã chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy thành công từ các chuyên gia. Hy vọng với những tư vấn này, bạn sẽ có đủ tự tin và kiến thức để hiện thực hóa mong muốn mở một doanh nghiệp của riêng mình. Chúc các bạn thành công!

Bài liên quan