Hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông/bà nội

Hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông/bà nội

Hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông/bà nội là nội dung quan trọng được nhiều người lao động quan tâm, tìm hiểu khi tính thuế thu nhập cá nhân. Vậy cách đăng ký người phụ thuộc là ông bà, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà như thế nào? Mời bạn đọc cùng với chuyên mục Pháp luật Thuế của Codon.vn tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

huong dan ve giam tru gia canh cho nguoi phu thuoc la ong ba noi

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà? Hướng dẫn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông nội, bà nội.

Mục Lục bài viết:
1. Có được đăng ký người phụ thuộc là ông bà nội không?
2. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội.
3. Hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông/bà nội.
 

1. Có được đăng ký người phụ thuộc là ông bà nội không?

Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân và điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì ông nội, bà nội có thể trở thành người phụ thuộc của người nộp thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây.:

(1) Không nơi nương tựa, người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng.

(2) Điều kiện về thu nhập.

- Ông bà đang trong độ tuổi lao động thì phải đáp ứng các điều kiện:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động, và;

+ Không có thu nhập/tổng thu nhập trong tháng từ 1 triệu đồng trở xuống.

- Ông bà ngoài độ tuổi lao động: thì phải không có thu nhập hoặc tổng thu nhập từ tất cả các nguồn trong tháng không vượt quá 1 triệu đồng.

2. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội

Khi ông, bà nội đáp ứng các điều kiện đã nêu trên thì theo tiết g4, điểm g, khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà gồm các giấy tờ:

- Bản chụp CMND/CCCD hoặc Giấy khai sinh của ông/bà nội.

- Giấy tờ hợp pháp xác định trách nhiệm nuôi dưỡng: Có thể là một trong những giấy tờ sau đây:

+ Bản chụp: Giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có), sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu), đăng ký tạm trú của ông/bà nội (nếu không cùng sổ hộ khẩu).

+ Bản tự khai của người nộp thuế có xác nhận của UBND xã nơi cư trú về việc ông/bà nội đang sống cùng.

+ Bản tự khai của người nộp thuế về việc ông/bà nội hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng), có xác nhận của UBND xã nơi người phụ thuộc đang cư trú.

- Giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động (trong trường hợp ông bà trong độ tuổi lao động).

+ Giấy xác nhận khuyết tật (bản chụp);

+ Hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động như AIDS, ung thư, suy thận mãn,... (bản chụp).

Ngoài ông, bà nội thì có nhiều đối tượng khác có thể trở thành người phụ thuộc của người nộp thuế.

Bạn đọc có thể xem thêm bài viết hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh để nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này.

huong dan ve giam tru gia canh cho nguoi phu thuoc la ong ba noi 2

Cách đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc là ông bà

3. Hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông/bà nội

Có nhiều người nộp thuế chưa nắm rõ cách đăng ký người phụ thuộc là ông bà sao cho đúng pháp luật. Thông tư 111/2013/TT-BTC và Công văn 10898/CT-TTHT hướng dẫn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho ông, bà như sau:

- Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho nơi chi trả thu nhập đăng ký người phụ thuộc.

Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

+ Hồ sơ chứng minh ông, bà nội là người phụ thuộc (như hướng dẫn tại mục 2).

+ Văn bản ủy quyền.

+ CCCD/CMND của ông/bà nội (bản sao).

=> Nộp hồ sơ đến nơi chi trả thu nhập (nơi mình đang làm việc). Đơn vị chi trả thu nhập cho cá nhân sẽ tổng hợp và gửi tờ khai đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Trường hợp người nộp thuế không ủy quyền mà tự mình đăng ký với cơ quan thuế thì chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký thuế (Mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN).

+ CMND/CCCD còn hiệu lực của ông/bà nội (bản sao).

=> Nộp hồ sơ đến Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú (áp dụng với cá nhân làm việc và có thu nhập tại Việt Nam).

Lưu ý, người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng người phụ thuộc là ông/bà nội thì hồ sơ này được nộp chậm nhất vào 31/12/ của năm tính thuế.

Bạn đọc có thể xem thêm thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục áp dụng nếu người phụ thuộc là các đối tượng khác.

Thông qua hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông/bà nội, hy vọng rằng các đối tượng là người nộp thuế có thể theo dõi, xác định điều kiện và chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Điều này sẽ đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bài liên quan