Bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những chế độ mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng. Tuy nhiên rất nhiều người còn chưa nắm rõ được trình tự, thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần online, offiline sau khi nghỉ việc
* Danh mục từ viết tắt.
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- KNLĐ: Khả năng lao động.
- GĐYK: Giám định y khoa.
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
Người tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần sẽ làm thủ tục rút BHXH 1 lần theo trình tự thủ tục được quy định tại Điều 6 Quyết định 116/QĐ-BHXH 2019, Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thành phần hồ sơ để rút BHXH 1 lần gồm có các loại giấy tờ sau:
(1) Sổ BHXH (bản gốc).
(2) Đơn đề nghị theo mẫu 14-HSB.
Chi tiết cách viết, cách làm đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần đã được Codon.vn chia sẻ trong bài mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.
(3) Các giấy tờ khác liên quan:
- Đối với người ra nước ngoài định cư cần nộp thêm bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền 01 trong các loại giấy tờ sau: hộ chiếu do nước ngoài cấp, thị thực, giấy tờ xác nhận/thẻ thường trú cư trú có thời hạn 05 năm của do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp, giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.
- Đối với người mắc các bệnh nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế thì cần nộp thêm:
+ Trích sao/hồ sơ bệnh án hoặc biên bản giám định của Hội đồng GĐYK (đối với những bệnh khác mà bị suy giảm KNLĐ từ 81 % trở lên + không tự phục vụ được).
+ Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định (trường hợp thanh toán phí GĐYK).
- Đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội, công an trước ngày 01/01/2017 nộp thêm: Bản khai theo mẫu số 04B-HBKV.
- Địa điểm nộp: Người yêu cầu nộp hồ sơ tại Cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi cư trú.
- Hình thức nộp:
+ Nộp trực tiếp.
+ Nộp qua dịch vụ bưu chính.
+ Nộp qua giao dịch điện tử: NLĐ thực hiện đăng ký nhận mã xác thực + gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam/qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN).
Chi tiết trình tự hồ sơ, thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ngay trong ngày:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ => Giải quyết hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ => Yêu cầu bổ sung; trong trường hợp từ chối nhận giải quyết thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
- Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ tiến hành trả kết quả cho NLĐ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Riêng trường hợp giải quyết hưởng BHXH 1 lần cho người ra nước ngoài để định cư: thời hạn giải quyết tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- NLĐ có thể nhận tiền BHXH 1 lần bằng một trong các hình thức:
+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH nộp hồ sơ.
+ Nhận thông qua dịch vụ bưu chính.
+ Nhận thông qua tài khoản cá nhân.
Lưu ý: BHXH, các dịch vụ cộng đồng về giáo dục, y tế,.., là một trong rất nhiều chính sách mà an sinh xã hội mà Chính phủ các nước cung cấp cho công dân sinh sống trên quốc gia của mình. Chi tiết vấn đề này, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trong bài viết này trên wikipedia.org.
Về điều kiện rút BHXH 1 lần: NLĐ thuộc một trong các trường hợp được nêu tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ đủ điều kiện rút BHXH 1 lần. Chi tiết mời bạn đọc xem trong nội dung bài cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng BHXH của chúng tôi.
Điều kiện, cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Khi làm thủ tục rút BHXH 1 lần, người thực hiện cần có những lưu ý sau:
- Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như đã nêu ở trên.
- Đối với các mẫu đơn được sử dụng như mẫu số 14-HSB, mẫu số 04B-HBKV cần điền chính xác, đầy đủ các thông tin của NLĐ tham gia BHXH, tránh trường hợp ghi sai, ghi thiếu dẫn đến những sự nhầm lẫn hoặc bị trả lại hồ sơ.
- Về thời gian nộp hồ sơ: Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định nghỉ việc/văn bản chấm dứt HĐLĐ mà NLĐ không tiếp tục đóng BHXH(đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc).
Tại Khoản 6 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ có quyền:
" 6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội."
=> Như vậy, nếu NLĐ không thể đi nhận BHXH 1 lần được thì có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục này.
* Những lưu ý:
Khi người được ủy quyền làm thủ tục rút BHXH 1 lần, ngoài những giấy tờ bắt buộc đã nêu ở trên thì cần phải có:
(1) Giấy ủy quyền theo mẫu 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng, chứng thực.
Link tải mẫu tại đây: Mẫu 13-HSB
(2) Khi người được ủy quyền đến cơ quan BHXH nộp hồ sơ/nhận kết quả thì cần phải xuất trình: sổ hộ khẩu/giấy tạm trú, CMND/CCCD (bản sao có chứng thực); CMND/CCCD của người được ủy quyền (bản gốc).
khi hoàn tất thủ tục rút BHXH 1 lần và đã nhận được tiền, NLĐ hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia đóng BHXH theo 1 trong 2 hình thức sau:
- Tham gia đóng BHXH bắt buộc: đối với trường hợp NLĐ làm việc, ký kết HĐLĐ với NSDLĐ (hợp đồng xác định thời hạn, không xác định thời hạn, HĐ theo công việc nhất định từ 3-12 tháng)
- Tham gia đóng BHXH tự nguyện: đối với trường hợp NLĐ không ký kết HĐLĐ với bất kỳ nơi nào, mức đóng do NLĐ tự chọn (bằng 22% mức thu nhập tháng). Theo đó mức thu nhập tháng được tính thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (= 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng ) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (= 22% x 1.490.000 = 327.800 đồng).
BHXH 1 lần là một trong những chế độ và cũng là quyền lợi mà NLĐ rất quan tâm. NLĐ cần đặc biệt lưu ý về việc chuẩn bị hồ sơ trước khi làm thủ tục rút BHXH 1 lần theo hướng dẫn trong bài viết này của Blog Codon.vn để tránh mất thêm thời gian, chi phí đi lại.