Công văn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp là văn bản do đơn vị sử dụng lao động gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền nhằm yêu cầu giải quyết tiền trợ cấp cho người lao động thuộc công ty mình. Vậy mẫu công văn này như thế nào? Có những nội dung gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BHXH ủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam
* Danh mục từ viết tắt
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- TNLĐ: Tai nạn lao động.
- BNN: Bệnh nghề nghiệp.
- TNGT: Tai nạn giao thông.
- NLĐ: Người lao động.
Chú ý: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đều là các khía cạnh liên quan đến chế độ an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp. Để có nhiều thông tin hơn về định nghĩa, nội dung và các kỹ thuật an toàn lao động đang được áp dụng, bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết này trên wikipedia.org.
Mẫu số 05A-HSB (Ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH (2019) ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN).
Lưu ý: Hiện tại thông tin về mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ, BNN của doanh nghiệp được quy định chi tiết trong Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Để nắm được quy định về tỷ lệ đóng chi tiết, bạn đọc có thể bấm xem thêm về biểu Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ, BNN của Codon.vn.
- Các thông tin về đơn vị sử dụng lao động như tên, mã đơn vị phải được ghi dựa trên giấy tờ pháp lý nhất định, chẳng hạn như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Các thông tin cá nhân của người lao động được ghi dựa trên Giấy CMND/CCCD.
(1) Nếu ghi số CMND thì không cần ghi CCCD (chỉ ghi một trong hai).
(2) Ghi rõ địa chỉ cư trú hiện tại của người lao động. Ví dụ: Nhà 12, Ngõ 19 Đường Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
(3) Nếu bị lần đầu thì ghi là lần thứ nhất, các lần sau thì ghi lần lượt và xác định thứ tự.
(4) Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng năm của Biên bản điều tra tai nạn lao động, tên của Đoàn điều tra (TNLĐ); ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm của kết quả hội chẩn, giấy khám bệnh nghề nghiệp, tên tổ chức hội chuẩn hoặc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp (BNN).
(5) Đánh dấu X vào ô để lựa chọn trường hợp bị TNLĐ (có thể đánh nhiều ô).
(6) Bất kỳ công việc gì được thực hiện theo yêu cầu hoặc ủy quyền của người sử dụng lao động.
(7) Nếu TNGT được xác định là TNLĐ: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn. Trường hợp không có các loại giấy tờ này thì ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận.
(8) Đánh dấu X vào ô để lựa chọn một trong các hình thức nhận tiền.
Các thông tin được trình bày phải trung thực, khách quan, chính xác, rõ ràng.
Cách ghi, cách lập công văn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Công văn đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ/BNN được gửi cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp khi họ tham gia bảo hiểm TNLĐ/BNN, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 45, Điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể:
- Đối với chế độ tai nạn lao động:
+ Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc do người sử dụng lao động yêu cầu hoặc ủy quyền; trên đường từ nơi ở đi làm hoặc đi về trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý.
+ Việc bị tai nạn phải làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
+ Không phải do lỗi của người lao động.
- Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp:
- Bị một trong các bệnh thuộc danh mục bệnh do Bộ Y tế ban hành. Ví dụ: Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, bệnh giảm áp nghề nghiệp,...
- Việc bị bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Bên cạnh chế độ về tai nạn lao động, trong thời gian nghỉ việc chữa bệnh do tai nạn lao động, NLĐ còn được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau từ BHXH. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào NLĐ cũng được hưởng chế độ này. Chi tiết về vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi trong bài các trường hợp không được hưởng trợ cấp ốm đau của Codon.vn.
Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng đóng bảo hiểm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động bị TNLĐ/BNN.
* Hồ sơ bao gồm:
- Sổ BHXH.
- Công văn đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ/BNN.
- Giấy ra viện/trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị.
- Biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động. Nếu bị HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
* Cách thức nộp hồ sơ:
- Giao dịch điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
- Qua đường bưu chính.
- Nộp trực tiếp.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ.
Thời hạn: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do người sử dụng lao động gửi đến (hồ sơ hợp lệ).
Bước 3: Người lao động nhận tiền trợ cấp.
Mức trợ cấp TNLĐ/BNN = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ/BNN.
* Đối với mức trợ cấp một lần.
- Căn cứ pháp lý: Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động.
- Đối tượng áp dụng: NLĐ bị suy giảm mức độ lao động từ 5-30%
- Công thức tính:
Mức trợ cấp = [5 x mức lương cơ sở + (mức suy giảm khả năng lao động - 5) x 0,5] + [0,5 x mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm + (tổng số năm đóng bảo hiểm -1) x 0,3 x mức lương tháng đóng bảo hiểm]
* Đối với mức trợ cấp hàng tháng.
- Căn cứ pháp lý: Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Đối tượng áp dụng: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
- Công thức tính:
Mức trợ cấp = [0,3 x mức lương cơ sở + (mức suy giảm khả năng lao động - 31) x 0,02 x mức lương cơ sở] + [0,005 x mức tiền lương đóng bảo hiểm + (tổng số năm đóng bảo hiểm - 1) x 0, 03 x Mức tiền đóng bảo hiểm]
Quy định về mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động năm 2022
Chị Nguyễn Thị Lan là giảng viên Trường Đại học X, bị tai nạn giao thông trên đường đi làm vào ngày 16 tháng 6 năm 2020. Sau khi điều trị, chị Lan được ra viện vào ngày 5 tháng 7 năm 2020.
Qua kết quả giám định, mức độ suy giảm khả năng lao động của chị Lan do tai nạn là 20%. Chị Lan tham gia đóng Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được 10 năm, hệ số lương do nhà nước quy định từ tháng 5/2020 là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7/2020 là 1.490.000 đồng.
Mức trợ cấp tai nạn lao động đối với chị Lan được tính là mức trợ cấp một lần:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động= 5 x 1.490.000 + (20-5) x 0,5 x 1.490.000= 18.625.000 đồng.
- Mức tính trợ cấp theo số năm đóng quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN= 0,5 x 3,66 x 1.490.000 + (10-1) x 0,3 x 3, 66 x 1.490.000= 17.450.880 đồng
Như vậy, mức trợ cấp một lần của Chị Lan là:
18.625.000 + 17.450.880= 36.075.880 đồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu công văn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp và các thông tin về cách ghi, mức hưởng từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động mà Blog Codon tổng hợp được. Chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp cần nắm được quy định pháp luật về vấn đề này để tuân thủ đúng.