Các trường hợp không được ly hôn đơn phương theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Các trường hợp không được ly hôn đơn phương

Vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đơn xin ly hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đối với ly hôn đơn phương, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp không được ly hôn đơn phương. Cụ thể như sau:

cac truong hop khong duoc ly hon don phuong

Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào? Tìm hiểu những trường hợp không được đơn phương ly hôn theo quy định

Mục Lục bài viết:
1. Ly hôn đơn phương là gì?
2. Các trường hợp không được ly hôn đơn phương.
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Vợ ngoại tình và đang mang thai con của người khác thì chồng có được đơn phương ly hôn không?
3.2. Vợ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được ly hôn đơn phương không?

1. Ly hôn đơn phương là gì?

- Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

+ Đây cũng chính là thời điểm chấm dứt hôn nhân giữa vợ, chồng.

+ Ly hôn bao gồm: thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương)

- Ly hôn đơn phương: là hình thức ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ:

+ Người còn lại có những hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng;

+ Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

- Căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương:

Tình trạng của vợ chồng trầm trọng không thể kéo dài cuộc hôn nhân này, mục đích của hôn nhân không đạt được do một trong hai bên (vợ, chồng) có những hành vi bạo lực gia đình, vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng.

- Trường hợp vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Chi tiết về thủ tục ly hôn 1 phía, đơn phương, mời bạn đọc tham khảo tại nội dung bài viết "Thủ tục ly hôn đơn phương".

cac truong hop khong duoc ly hon don phuong 2

Ly hôn 1 phía là gì? Tìm hiểu điều kiện để ly hôn đơn phương

2. Các trường hợp không được ly hôn đơn phương.

- Tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".

- Căn cứ vào Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương), căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương đó là:

Có yêu cầu của một bên và phải có "có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".

=> Do đó, có thể tổng hợp lại các trường hợp không được ly hôn đơn phương là:

Trường hợp 1: Chồng ly hôn đơn phương khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Thông thường, trong khoảng thời gian người vợ đang mang thai hoặc đang sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi là khoảng thời gian tâm lý "nhạy cảm", bất ổn mà họ cần phải được chăm sóc, giúp đỡ.

- Việc hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong thời gian này nhằm bảo vệ quyền được chăm sóc, được nuôi dưỡng của cả mẹ và con.

Trường hợp 2:

Khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng nhưng không có căn cứ chứng minh về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.

=> Các hành vi đó có thể là: đánh đập, lăng mạ, chửi bới, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của vợ, chồng....

Trường hợp 3:

Khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng, có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ chồng nhưng đây không là nguyên nhân làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

- Hôn nhân được coi là "lâm vào tình trạng trầm trọng" khi:

+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau: bỏ mặc vợ, chồng, người nào chỉ biết bổn phận người đó, đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng không thành.

+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

+ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau, ngoại tình, sống chung với người khác như vợ chồng.

- "Đời sống chung không thể kéo dài" được căn cứ dựa trên tình trạng tại, mức độ trầm trọng như đã nêu ở trên, đã được nhắc nhở, hòa giải nhưng vẫn không thành.

- "Mục đích của hôn nhân không đạt được" tức là: giữa vợ, chồng không có sự tôn trọng lẫn nhau, không có sự bình đẳng, không giúp đỡ, tạo điều kiện để cả 2 cùng phát triển.

Trường hợp 4:

Vợ hoặc chồng mất tích nhưng chưa được Tòa án tuyên bố là mất tích mà bên còn lại có yêu cầu ly hôn.

Trường hợp 5:

Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình mà người yêu cầu ly hôn không phải cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh.

Trường hợp 6:

Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình mà không có căn cứ về việc chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

cac truong hop khong duoc ly hon don phuong 3

Người vợ không được ly hôn chồng trong trường hợp? Cập nhật những trường hợp không được ly hôn đơn phương đúng luật

Trong quá trình ly hôn, vấn đề Nộp đơn ly hôn ở đâu là nội dung được nhiều người quan tâm. Bạn đọc có thể xem tại bài viết này để biết thêm thông tin.

3. Câu hỏi liên quan.

3.1. Vợ ngoại tình và đang mang thai con của người khác thì chồng có được đơn phương ly hôn không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Theo đó, pháp luật chỉ quy định "vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi", vì vậy mà khi người vợ đang mang thai (không phân biệt là người vợ có thai với ai hoặc bố đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai) thì chồng không được ly hôn đơn phương.

=> Vợ ngoại tình và đang mang thai con của người khác thì chồng không được đơn phương ly hôn.

Lưu ý: Để hiểu và có căn cứ pháp luật về việc ly hôn khi một trong 2 bên vợ, chồng ngoại tình, bạn đọc cần tìm hiểu thêm định nghĩa, quan điểm, hậu quả xã hội của việc ngoại tình trên wikipedia.org thông qua bài viết này.

3.2. Vợ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được ly hôn đơn phương không?

Tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ quy định về trường hợp chồng không được ly hôn đơn phương khi vợ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy người vợ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì không bị hạn chế về quyền ly hôn đơn phương.

=> Tóm lại, vợ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được ly hôn đơn phương, tuy nhiên phải có những căn cứ theo quy định để cơ quan Tòa án thụ lý và giải quyết ly hôn đơn phương.

Đọc, tìm hiểu các trường hợp không được ly hôn đơn phương của Blog Codon.vn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cặp vợ chồng khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc đồng thời cũng hạn chế được tình trạng xấu như: ly hôn vì tư lợi yêu sách, ly hôn vì muốn từ bỏ trách nhiệm.

 

Bài liên quan